Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thể giọt được xác định là do sự tăng sinh đột ngột của tế bào thượng bì cũng như rối loạn hệ miễn dịch làm cơ thể tự tiêu diệt các tế bào bình thường ở lớp biểu bì gây tổn thương và hình thành nên các biểu hiện của bệnh vẩy nến. Căn nguyên thực sự khiến khởi phát bệnh vẩy nến đến nay được cho là do các yếu tố như: nhiễm khuẩn, chấn thương thượng bì, yếu tố gia đình, tâm lý, tác dụng phụ của thuốc điều trị các bệnh khác…
Ban đầu bệnh xuất hiện chỉ với các biểu hiện khá quen thuộc như: da khô, xuất hiện các đốm tổn thương da gây ngứa và rất mất thẩm mỹ, các đốm này có màu hồng phấn có vẩy trong như sáp nến ở trên bề mặt vùng da tổn thương.
Vị trí xuất hiện bệnh vẩy nến thể giọt thường gặp ở vùng lưng, ngực, cánh tay, khuỷu tay và vành tai, đầu gối, bụng… Nhiều trường hợp vẩy nến thể giọt có thể xuất hiện rải rác hoặc khu trú ở toàn thân. Khi lành, vết thương thường không để lại sẹo trên da.
Khi người bệnh cào gãi vùng tổn thương có thể dẫn đến viêm nhiễm nặng đi kèm sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, ngứa toàn thân, đau nhức cơ thể…
Khi mắc bệnh trong thời gian dài, lựa chọn phương pháp điều trị vảy nến không hiệu quả, lạm dụng thuốc có thành phần corticoid, kim loại nặng… sẽ dẫn đến tình trạng lan rộng vùng da có vẩy nến khu trú, hỏng móng và chuyển từ thể giọt sang các thể nguy hiểm hơn như vẩy nến thể mảng, vẩy nến thể móng – khớp, vẩy nến thể đỏ da toàn thân, vẩy nến thể mủ.
Lưu ý trong quá trình điều trị vẩy nến thể giọt
Việc điều trị bệnh vẩy nến thể giọt hướng tới cải thiện hệ miễn dịch, làm giảm việc tăng sinh quá nhanh của tế bào biểu bì, làm giảm viêm da, giảm bong vẩy.
Để quá trình điều trị vảy nến thể giọt đạt hiệu quả cao cần có sự kết hợp với cách chăm sóc bệnh nhân khoa học:
- Thường xuyên vệ sinh da, ngâm tắm trong nước ấm không quá nóng, không quá lạnh để loại bỏ vẩy, da khô, xoa dịu cảm giác ngứa. Lưu ý không nên sử dụng sản phẩm tắm gội có tính kiềm cao, do kiềm làm cho da trở nên khô, dễ bị kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu.
- Sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên để dưỡng ẩm thường xuyên cho da có thể làm giảm khô, ngứa, mẩn đỏ, đau nhức, giúp bệnh mau lành hơn.
- Tắm nắng từ 10 – 15 phút vào lúc sáng sớm có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da, cải thiện và làm lành các tổn thương vẩy nến thể giọt. Tránh phơi nắng quá lâu vì việc tiếp xúc với tia cực tím sẽ làm cho da bị cháy và tổn thương.
- Không gãi, chà xát, tác động mạnh lên vùng da bị bệnh để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng tại vùng da có tổn thương.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxi hóa, tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thịt chó, thuốc lá, thực phẩm cay, nóng… giúp cải thiện thể trạng của người bệnh, nâng cao hệ miễn dịch giúp bệnh nhân mau lành bệnh hơn
- Bệnh vẩy nến thể giọt có thế tiến triển nhanh hơn và có nguy cơ tái phát trở lại với mức độ kinh khủng hơn khi tâm lý, tinh thần người bệnh buồn bã, lo lắng, căng thẳng. Tâm lý vui tươi, lạc quan, thoải mái sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.