Vẩy nến là bệnh ngoài da mạn tính và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Bệnh có thế xảy ra ở mọi độ tuổi, nhiều bệnh nhân có khả năng tự khỏi nhưng cũng có một số bệnh nhân sau khi chữa khỏi thì lại tái phát. Vậy phải làm gì để ngừa bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
Bệnh vẩy nến khiến da bị tổn thương, gây ngứa ngáy, đau, thậm chí là nhiễm trùng nặng. Nguyên nhân gây vảy nến là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào biểu bì da của bạn. Bệnh vảy nến xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng hầu hết các ca mắc được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành, tỷ lệ mắc giữa nam và nữ là như nhau. Độ tuổi trung bình khởi phát bệnh là từ 15 – 35. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số nghiên cứu ước tính rằng, khoảng 75% ca bệnh vảy nến được chẩn đoán trước tuổi 46. Thế nhưng, có không ít trường hợp, bệnh được chẩn đoán vào giai đoạn 50 – 60 tuổi.
Người mắc bệnh vẩy nến thường có các triệu chứng sau:
Tổn thương cơ bản của vẩy nến là đỏ – vẩy. Đám mảng đỏ kích thước to nhỏ khác nhau vài milimet đến một vài centimet, có khi hàng chục centimet (các mảng lớn tập trung ở một vài vị trí), giới hạn rõ, hơi gồ cao, nền cứng cộm, thâm nhiễm, có khi vẩy trắng choán gần hết nền đỏ chỉ còn lại viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp vẩy. Vẩy trắng phủ trên nền đám đỏ, vẩy màu trắng đục hơi bóng như màu xà cừ, như màu nến trắng. Tổn thương phần lớn xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu và vùng bị tì đè (hai cùi tay, đầu gối, da xương cùng), khu trú một vùng hoặc rải rác nhiều nơi, có khi khắp toàn thân, thường có tính chất đối xứng, tổn thương ở mặt duỗi nhiều hơn mặt gấp.Vẩy nhiều tầng nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột trắng, như phấn, như vết nến, rơi lả tả. Vẩy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên, thường ngứa nhiều ở giai đoạn đang tiến triển.
Bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến điều trị tại Thiên Phú Đường
Sau khi chữa bệnh vẩy nến tại Phòng Khám Thiên Phú Đường có nhiều bệnh nhân bệnh tình đã thuyên giảm và khỏi hẳn nhưng một thời gian sau lại tái phát.
Vậy phải làm gì để ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại nhiều lần
Người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt điều độ được duy trì hàng ngày để khắc phục và giảm đi các triệu chứng khó chịu như:
- Tránh căng thẳng thần kinh, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Vệ sinh thân thể, tắm sạch sẽ giúp loại bỏ các vảy và da viêm.
- Tránh tắm nước nóng, một số bệnh nhân thích tắm vòi sen nóng và xà phòng có tính tẩy rửa mạnh sẽ gây tổn thương các vùng da gây cho bệnh thêm trầm trọng. Cần sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ hoặc có thể dùng dầu tắm riêng biệt. Sau khi tắm, thấm khô làn da sau đó dùng kem dưỡng ẩm. Trong thời gian, thời tiết khô lạnh, có thể cần phải sử dụng kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày.
- Hạn chế tắm nắng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khi nắng gắt.
- Về chế độ ăn uống, người bệnh vẩy nến cần ăn nhiều loại rau quả giàu vitamin. Cần thận trọng với các món ăn lạ dễ gây dị ứng nhất là những đồ ăn chứa nhiều protein và tanh như tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp sườn, xúc xích, thịt gà, đồ hộp, trứng.. Thận trọng khi sử dụng nước hoa, son phấn, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc.