Bệnh vẩy nến (Psoriasis) là bệnh da liễu khá phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. Theo một số thống kê thì tỉ lệ người mắc bệnh vẩy nến chiếm tới 2-5% dân số thế giới. Tại Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh vẩy nến đang có xu hướng gia tăng.
Sơ lược về vẩy nến thể móng
Bệnh Vẩy nến được chia thành nhiều thể như: thể giọt, thể mủ, thể khớp, thể mảng, thể móng – khớp… trong đó vẩy nến thể móng là một dạng khá thường gặp, chỉ xuất hiện nhiều ở vùng móng tay, móng chân.
Bệnh vẩy nến thể móng rất dễ dàng nhận biết và phân biệt với các loại bệnh ngoài da khác. Bệnh thường xảy ra với biểu hiện của móng như: Móng biến dạng, sần sùi, thay đổi màu sắc hoặc có biểu hiện mủ và đau ở các đầu móng tay, móng chân vì vậy người mắc bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu, nhất là những người phải lao động chân tay sẽ bị ảnh hưởng và thấy đau đớn nhiều hơn.
Vẩy nến thể móng nói riêng và vẩy nến nói chung hiện vẫn chưa xác định định được nguyên nhân chính thức. Tuy nhiên, bệnh được khởi phát và tái bùng phát với sự tác độ của các yếu tố: Stress, bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường…
Có đến 78% bệnh nhân vẩy nến đã từng gặp thương tổn vẩy nến ở vùng móng tay hay móng chân với những biểu hiện lõm móng, bong móng, dày, giòn, mủn móng bất thường với các đường viền có ranh giới rõ ràng. Xuất hiện các thương tổn vùng móng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, làm việc mà còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh.
Những dấu hiệu bệnh vẩy nến thể móng
Vẩy nến thể móng có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản như sau:
• Vùng móng xuất hiện các vết lằn nổi, bề mặt móng có thể bị sần sùi, rỗ chỗ những vết màu trắng gạo
• Vùng móng chuyển dần sang màu vàng, nâu hoặc thậm chí là màu xanh trắng, có cảm giác hơi đau khi bị chạm vào
• Móng tay giòn và dày lên trông thấy, một số trường hợp bị nhiễm nấm móng tay, móng chân sẽ dễ bị giòn và gãy dần. Trường hợp bệnh tiến triển nhanh móng có thể bị tách thành từng lớp và mủn dần
• Móng lỏng dần, có thể xuất hiện hồ mủ dưới móng và có thể bị tách ra
Tất cả những dấu hiệu trên đều làm người bệnh cảm thấy lo lắng, đau đớn khi phải làm việc, sự ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bệnh vẩy nến nói chung và vẩy nến nói riêng cũng không hề nhỏ.
Lưu ý dành cho người bệnh bị vẩy nến thể móng
Bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể, không ăn nhiều thực phẩm béo và sử dụng các chất kích thích để duy trì kết quả điều trị vẩy nến, giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
Không tự ý sử dụng các loại thuốc, sản phẩm hỗ trợ điều trị không rõ nguồn gốc và trôi nổi trên thị trường
Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng… trong công việc, cuộc sống.
Vẩy nến thể móng rất phức tạp và mất nhiều thời gian để điều trị vì vậy cần phải xem xét mức độ của bệnh đến đâu để biết cân nhắc phương pháp điều trị hợp lý.
Tránh chà xát mạnh lên vùng móng tổn thương. Có thể tắm bằng nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh. Không tự ý mua và sử dụng các thuốc điều trị vẩy nến có các thành phần corticoid.
Khác với việc điều trị vẩy nến ở những vùng da khác, điều trị vẩy nến ở vùng móng người bệnh cần có sự kiên trì vì thương tổn ở móng tay, móng chân có thời gian phục hồi lâu, thời gian để chờ mọc lại móng mới cũng khá dài.
11:48:47 19/06/2017