Bệnh mề đay, nguyên nhân và triệu chứng

Mề đay là một bệnh da phổ biến ở trẻ em cũng như ở người lớn, bệnh có 2 thể : thể cấp tính và thể mạn tính. Nguyên nhân phức tạp, nhất là thể mạn tính. Có khi bệnh phát nặng, gây tử vong, nhất là trong trường hợp bị dị ứng thuốc, vừa bị nổi mề đay vừa ngộp thở do co thắt phế quản.

Triệu chứng của bệnh mề đay

Triệu chứng mề đay là sẩn phù màu hồng hoặc đỏ, nhô cao trên mặt da. Kích thước và số lượng thay đổi khác nhau, có thể ở bất cứ vị trí nào, khi lành không để lại dấu vết gì. Cơn mề đay cấp bắt đầu đột ngột ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, biểu hiện bằng những sẩn phù nề, ngứa dữ dội, cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ thì lặn, hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặng bụng, khó thở…

Cơn mề đay mạn tính kéo dài trên 8 tuần lễ, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày. Có các biểu hiện như mề đay thành vệt dài, thành vòng; mề đay xuất huyết; mề đay sẩn ở trẻ em; mề đay mụn nước, phỏng nước; mề đay khổng lồ ( phù Quincke) phù nổi đột ngột làm sưng phù mặt, mí mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục, sau vài giờ thì lặn, không ngứa, chỉ gây cảm giác căng khó chịu, có thể làm tổn thương đường hô hấp trên, gây hẹp thanh quản và họng, phải cấp cứu; mề đay cấp tiết cholin xuất hiện khi đi ra nắng, vận động thể lực, xúc cảm, hay gặp ở trẻ nhỏ nổi khắp cơ thể và rất ngứa, có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như toát ra mồ hôi, đau bụng tiêu chảy, nhức đầu…

Nguyên nhân phát sinh bệnh dị ứng mề đay

Bệnh dị ứng mề đay do nhiều nguyên nhân như do chấn thương, cọ xát, do tiết cholin, da lạnh, do nắng, do tiếp xúc qua da, qua đường hô hấp, do ăn uống, do thuốc men, do mỹ phẩm, do côn trùng, ký sinh trùng, vi trùng, di truyền… Có thể gặp mề đay kết hợp với luput ban đỏ, u ác tính, cường giáp trạng. Nhiều trường hợp rất khó xác định được nguyên nhân.

Bệnh mề đay gây nhiều nguy hiểm, cần điều trị đúng cách để bệnh được hết hẳn không tái phát.
Điện thoại tư vấn: 0971.114.115 hoặc 0971.175.111

Cách điều trị bệnh mề đay

Tình trạng nổi mề đay có thể biến mất sau vài tiếng nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần gây khó chịu cho người bệnh. Khi bị nổi mề đay khó chịu bạn có thể áp dụng các cách trị nổi mề đay cơ bản như chườm khăn lạnh (dùng khăn ướt mát hoặc khăn có bọc vài viên đá sau đó chườm lên vị trí bị nổi mề đay trong khoảng 15 phút có thể giảm sưng và giảm ngứa, nhưng lưu ý với những người bị nổi mề đay dị ứng do thời tiết, nhiệt độ và da nhạy cảm không nên áp dụng theo cách này vì nó sẽ khiến tình trạng thêm trầm trọng); dùng gừng để bổ sung vào bữa ăn, đun nước tắm, nước xông hơi có chứa gừng ngoài ra bạn cũng có thể cắt đôi miếng gừng để thoa lên vùng da bị ảnh hưởng. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn không bị mề đay bởi hệ thống miễn dịch được củng cố, khỏe mạnh hơn. Đặc biệt những đối tượng bị nổi mề đay do ăn uống nên dừng ăn những đồ ăn gây kích ứng, nổi mề đay. Đồng thời lúc này nên uống nhiều nước, ăn các thức ăn chứa nhiều Vitamin C vì chúng rất tốt cho hệ miễn dịch, ăn các thực phẩm chứa Probiotic và Acidophilus có lợi cho đường tiêu hóa. Sau đó đến tư vấn và điều trị tại phòng khám chữa bệnh mề đay để bệnh được hết tận gốc, không tái phát và không gây ra các biến chứng hoặc tác dụng phụ.

PHÒNG KHÁM CHUYÊN CHỮA BỆNH NGOÀI DA

CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN PHÚ ĐƯỜNG – 0971.114.115 / 0971.175.111

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *